3 cách nhanh nhất để phá hoại uy tín trong công việc

laptop-guy-working-3

Trong công việc, bỏ qua một lỗi lầm nhỏ cũng chẳng phải chuyện gì quá khó khăn. Tất cả chúng ta đều từng mắc lỗi, và thật ra là có quá ít (nếu không muốn nói là không có) trong số chúng ta có khả năng luôn hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời hạn và ngân sách.

Thi thoảng bạn cũng có thể nghe thấy các đồng nghiệp của mình xì xào bàn tán về bài trình bày bạn thực hiện tháng trước, trong đó bạn đã ghi nhầm số liệu thống kê của dự báo bán hàng với số liệu phí tổn, tuy nhiên, thật ra rồi các đồng nghiệp của bạn sẽ quên béng chuyện này đi thôi.

Thế nhưng, nếu như bạn thực sự đã gây ra một lỗi lầm rất lớn, có tính huỷ diệt thì sao? Ít thì là bạn sẽ tự tạo ra cho mình một thứ danh tiếng chẳng tốt đẹp gì cho chính bản thân mình trong văn phòng, còn tệ hơn là bị đuổi việc. Rất khó để bản thân hồi phục lại được sau những kiểu lỗi lầm này. Chúng là gì? Bài báo này chia sẻ 3 trong số những lỗi lầm phổ biến nhất có thể biến cuộc sống văn phòng của bạn thành địa ngục. Hãy ráng mà tránh gây ra chúng nếu bạn có thể.

  1. Tranh công đối với thành quả của người khác

Tranh giành việc được ghi nhận công lao cho những thành quả bạn không xứng đáng được hưởng sẽ biến bạn thành một kẻ vô lại nhanh hơn bất kì thứ gì. Đôi khi người ta còn bị đuổi việc bởi những lỗi nhỏ hơn thế này. Và cách tốt nhất để tránh biến bản thân mình thành một kẻ tranh giành công trạng là hãy phân tích thành quả đó một cách cẩn thận. Bạn đã thực sự đóng vai trò gì trong cả chuỗi công việc? Có phải bạn chỉ nên nhận công cho một phần của nó? Hay là cứ thể hiện một bộ mặt rằng bạn hoàn toàn hài lòng chỉ đơn giản vì công việc đã có thành tựu? Bí mật thành công chính là đây: Bạn thậm chí còn chẳng nên để ý đến công trạng làm gì. Khi một việc do chính bạn phụ trách đạt được thành tựu, thì tự nó đã nói lên tất cả.

  1. Che giấu lỗi lầm

Hãy gọi lỗi này là Lỗi Lầm Lance Armstrong. Tôi từng biết một người đã bị đuổi việc vì tội che giấu lỗi lầm. Đó là ở một công ty nhỏ thôi, và người này đã gây ra một lỗi khá lớn liên quan đến đơn đặt hàng của khách, và rồi, người này cố gắng che giấu lỗi lầm mình đã gây ra bằng cách xoá đi một số emails, nói dối với mọi người trong văn phòng, và giấu một số giấy tờ đi. Nhưng không, cái kim trong bọc kiểu gì cũng sẽ lòi ra. Và bạn càng cố gắng giấu giếm lỗi lầm, thì bạn chỉ càng sẽ bị ghét bỏ mà thôi. Vậy nên làm thế nào? Rõ ràng là nên nhận lỗi ngay lập tức. Bạn càng mau chóng thú nhận lỗi lầm của mình, thì cả văn phòng bạn sẽ càng có nhiều thời gian để cùng nhau tìm cách sửa chữa lỗi lầm đó. Bởi vì việc giấu lỗi chẳng khác gì bạn đã kích hoạt một trái bom hẹn giờ. Và khi nó nổi, thì bye bye bạn!

  1. Lặp đi lặp lại thói quen hoàn thành chậm trễ

Bạn có một ngày tệ hại? Và vì thế mà bạn chậm trễ trong việc hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Okay, cũng được. Trong công việc, thực tế là không ai có kì vọng lúc nào bạn cũng phải hoàn thành tất cả mọi việc đúng hẹn như một người hoàn hảo. Nó chỉ trở thành lỗi khi bạn bắt đầu trở thành kẻ không bao giờ hoàn thành công việc đúng hẹn. Làm chậm trễ một dự án là một chuyện nhỏ, làm chậm trễ bất cứ dự án nào bạn tham gia sẽ khiến mọi người nghĩ bạn chẳng làm được cái khỉ gì cả! Cách giải quyết? Nếu như bạn đã bị chậm trễ một dự án trước đó, hãy làm việc chăm chỉ gấp đôi cho dự án tiếp theo. Bởi bạn chỉ có thể nhận được sự tha thứ khi bạn là một người đúng hẹn.

Lời người dịch: Điều thú vị của bài viết nho nhỏ này là, nếu bạn đang đọc nó vào một ngày làm việc bình thường, bạn sẽ thấy nó thật ngốc nghếch: “Có đứa quái nào trên đời này lại đi mắc phải mấy cái lỗi ngớ ngẩn này chứ!”, bạn cười thầm. Thế nhưng, bạn không hề nhận ra, những lỗi lầm này thật ra lại có thể khởi nguồn từ những điều rất nhỏ, những thói quen xấu của bản thân mà bạn vẫn nghĩ là vô hại đối với người khác. Ba lỗi lầm kể trên chính là hậu quả của ba đặc tính dễ bắt gặp nhất trong bất cứ một văn phòng nào: sự đố kị, tính tự ti và thói lười biếng. Và khi nào những đặc tính tiêu cực này vẫn còn tồn tại trong bạn, thì hãy cẩn thận, bạn rất có thể mắc phải những lỗi trên đây lúc nào không biết. Và khi nó xảy ra, bạn không có cách nào đổ lỗi cho một ngày xấu trời đâu.

{source}

 

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s