21 điều bạn chưa biết về chứng trầm cảm

Note 1 của Nick:

Phú quý sinh lễ nghĩa, vậy nên ở phương Tây, các bệnh về tâm lý đã được nghiên cứu từ rất lâu và nhận được sự quan tâm rộng rãi của xã hội. Tuy nhiên, ở các nước nghèo, nước đang phát triển, áp lực về kinh tế khiến các bệnh tâm lý chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cả cộng đồng và các chính phủ. Ở những nước này, nhận thức về bệnh tâm lý còn rất kém, và người ta tiếp nhận các hiện tượng/triệu chứng bệnh tâm lý dưới một nhận thức khác: tính cách. “Cái con đó tối ngày im lìm chả nói câu gì”, “cái thằng đó suốt ngày cắm cảu khó chịu”, là những nhận xét quen thuộc về một ai đó, và chúng ta nhìn nhận ra dưới dạng nhận xét về tính cách, mà chưa có hiểu biết rằng, đặc điểm tính cách đó rất có thể lại là một triệu chứng của một bệnh nhân đang mắc bệnh trầm cảm và rất cần được thấu hiểu và giúp đỡ. 

Trong khi đó, chính ở những nước nghèo với áp lực cuộc sống và kinh tế quá lớn lại đang ngày càng xuất hiện nhiều bệnh nhân tâm lí hơn. Cộng đồng cần có hiểu biết và nhận thức tốt hơn về các bệnh tâm lý để tránh việc các bệnh nhân trầm cảm bị kì thị và cô lập.

Và vì thế, nếu bỗng nhiên có một người bạn gào vào mặt bạn vì một sự việc gì đó vô lý đùng đùng, đừng nổi sung lên vào gào lại. Đối mặt với những rối loạn về tâm lí cần rất nhiều sự bình tĩnh, thấu hiểu và yêu thương. Đừng để một ngày có một người bạn có kết cục giống như Robin Williams rồi bạn mới bàng hoàng nhận ra, đáng ra mình đã có thể đối xử với bạn mình tốt hơn thế. 

Note 2 của Nick:

Bài viết này tìm được vào đúng ngày nam diễn viên hài được yêu thích nhất thế giới Robin Williams tự tử với nguyên nhân ban đầu được cho là do chứng trầm cảm. Đã muốn ngay lập tức dịch và chia sẻ bài này cho đúng dịp và cũng để tránh khi cái chết của Robin đã nguội đi lại mang ra nói lại. Nhưng mà dù sao thì những thông tin này cũng hữu ích, dù rất ngắn gọn, nên vẫn sẽ chia sẻ với các bạn.

{source}

depression_1-ad78d208bfd0907a122c249a74cd8f6ff184705e-s6-c30

Vậy là bạn suốt ngày buồn rầu ủ rũ, chẳng muốn làm gì cả. Sự thực là nó phức tạp hơn thế rất nhiều.

1. Hầu hết những điều mọi người sẽ nói với hy vọng để giúp đỡ bạn thực ra lại hoàn toàn vô dụng một cách triệt để và nguy hiểm.

Nhờ “ơn” của một lượng lớn thông tin sai lệch về chứng trầm cảm thực sự là như thế nào, mọi người thường nghĩ rằng những câu nói kiểu như, “vui lên đi”, “đừng ủ rũ nữa” hay “cố lên xem nào” là những lời khuyên hữu ích. CHÚNG KHÔNG HỀ CÓ ÍCH GÌ CẢ!

1anigif_enhanced-19436-1404848241-29

2. Nó mang lại nỗi đau thể xác

Rất nhiều bệnh nhân trầm cảm có các triệu chứng đau đớn về thể xác: nhức mỏi cơ bắp, đau khớp hoặc bị đau tức ngực. Nếu bạn có triệu chứng trầm cảm và đồng thời có triệu chứng đau nhức về thể xác, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân ngay lập tức.

anigif_enhanced-6340-1404921883-11

3. Bạn cảm thấy việc tìm kiếm sự giúp đỡ là “trái với tự nhiên”

Chứng trầm cảm sẽ lừa dối bạn rằng, chẳng có ai quan tâm đến bạn đâu, và vì thế bạn sẽ không cảm thấy muốn “làm phiền” họ bằng cách tìm đến họ. Hãy đấu tranh với cái cảm giác dối lừa này. Hãy chiến đấu chống lại nó, bởi vì ngoài kia chắc chắn có người muốn lắng nghe bạn.

3enhanced-26407-1404849927-2

4. Mối quan hệ của bạn với đồ ăn trở nên phức tạp

Bạn bỗng nhiên không thể tìm thấy cái “chốt” để điều chỉnh giữa hai thái cực: “cả ngày quên không ăn gì” và “muốn ăn tất cả mọi thứ” nữa. Thói quen ăn uống của bạn trở nên rối loạn. Bạn hãy biết rằng, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh sẽ khiến chứng trầm cảm trở nên nặng nề hơn đó. Vì thế, nếu bạn có triệu chứng này, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt y tế ngay lập tức để điều chỉnh lại nó.

4enhanced-9264-1404844320-17

5. Một vài người “bạn” sẽ bỏ rơi bạn – và điều đó hoàn toàn OK!

Một vài người mà bạn coi là bạn sẽ không biết cách ở lại bên bạn trong những giai đoạn trầm cảm. Đơn giản là họ không biết cách. Và vì thế, đừng nuối tiếc, hãy cứ để họ ra đi. Những người nào có thể ở lại bên bạn mới là những người bạn thực sự cần đến trong cuộc sống.

5anigif_enhanced-3559-1404843182-16

6. Bạn cảm thấy như bạn đã bị “hâm” rồi

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm lý có biến chứng, nó là một trong những nguyên nhân tạo ra các rối loạn tâm lý khác như bệnh hốt hoảng/sợ hãi vô cớ (panic attack – ai dịch giùm), cuồng suy nghĩ và hoạt động, chứng sợ đám đông và rất nhiều rối loạn khác nữa. Và những triệu chứng này khiến bạn cảm thấy, hình như mình bị điên mất rồi. Không, bạn không bị điên, bạn chỉ bị bệnh thôi, và nó chữa được.

6anigif_enhanced-1647-1404920723-1

7. Tất cả mọi thứ đều khiến bạn khó chịu. Thậm chí bạn bắt đầu khó chịu với chính bản thân mình. 

Chứng khó chịu (Irritability) là một triệu chứng của trầm cảm mà chưa được nghiên cứu nhiều. Nếu như bạn bắt đầu trở nên cắm cảu, khó chịu, thì đó chỉ là một trong những triệu chứng của cả căn bệnh, và mọi người không nên khiến bạn chỉ trích ngược lại bạn vì nó sẽ chỉ làm cho bệnh nặng hơn.

7anigif_enhanced-3022-1404849366-1

 

8. Những việc làm thường ngày bỗng trở nên nặng nề

Chỉ nấu một bát mỳ đơn giản là thế mà đối với bạn bỗng trở nên phức tạp thế, và bạn làm hỏng, và bạn đâm phát bực với chính mình, và ôi, nào, đừng có khóc chứ…

8anigif_enhanced-2882-1404916454-26

9. Bạn không còn phân biệt nổi là mình đang nói, hay cái “sự trầm cảm” của mình đang nói nữa

Việc phân biệt giữa hai luồng suy nghĩ: luồng suy nghĩ bình thường lành mạnh thường ngày, và luồng suy nghĩ chịu sự ảnh hưởng của sự trầm cảm trở nên khó khăn tới mức như Tấm ngồi nhặt thóc vậy. Thế nhưng, phải nhặt, và nhặt bằng được, vì đó là bước khởi đầu cho con đường tiến tới lành bệnh 🙂

anigif_enhanced-28987-1404855155-10

10. Trầm cảm sẽ làm rối loạn hoàn toàn thói quen ngủ nghê của bạn

Lúc cần ngủ thì bạn sẽ nằm chong chong ra hàng tiếng đồng hồ, xong đúng lúc cần phải tỉnh táo để đi đâu, làm gì đó, thì tự nhiên bạn lại rũ ra và sẽ gục xuống ngủ luôn. Ôi trời!

10enhanced-21722-1404849760-1

11. Trầm cảm còn có nghĩa là đôi khi bạn không cảm thấy bất cứ một cái gì cả

Khi bạn có triệu chứng trầm cảm, người ta thường nghĩ rằng thì bạn sẽ buồn bã, ủ rũ, nhưng không, trầm cảm còn có thể gây ra trạng thái hoàn toàn tê liệt hoặc kiệt sức về mặt cảm xúc. Và vì thế, mặc kệ người ta có muốn phân tích nó là cái gì, nếu như bạn có dấu hiệu bị tê liệt hoặc trống rỗng về mặt cảm xúc, bạn cần được giúp đỡ!

11anigif_enhanced-32666-1404928731-29

12. Thế giới bỗng trở nên cực kì, CỰC KÌ nhàm chán

Hãy tưởng tượng tivi của bạn đang chiếu một bộ phim truyền hình có đến 80 season, mỗi tập thì kéo dài 24 tiếng, và bạn hoàn toàn không hề thích cái bộ phim này, không thích nhân vật, hay cốt truyện của nó. Nhưng bạn bị buộc phải xem nó, vì nó là thứ duy nhất bạn có để xem. Khi bạn bị trầm cảm, cuộc sống của bạn rất dễ rơi vào tình trạng trở thành chính bộ phim này đấy, và bạn chính là nạn nhân của nó. Thứ bạn cần để giúp chính mình là hãy tìm cách để phân tán tư tưởng của chính mình ra khỏi bộ phim đó. Bất cứ cái gì có thể khiến bạn ngừng xem bộ phim đó trong một lúc. Dù là bất cứ cái gì, thậm chí tạm bợ hoặc vớ vẩn đến đâu, bạn cần nó. (Gợi ý, sex là một trong những công cụ phân tán tư tưởng tuyệt vời nhất)

12enhanced-12886-1404847200-13

13. Bạn cảm thấy có lỗi

Còn thứ gì có thể tệ hơn là bị trầm cảm? Đó là khi bản thân bạn nhận thức được sự trầm cảm của chính bản thân, và nó tạo ra cái cảm giác bạn thật là ích kỉ, vô ơn và thất bại vì chứa đựng trong mình một sự rối loạn tâm lí mà chính bạn không có cách nào kiểm soát, gây ra những sự khó chịu cho mọi người xung quanh mình. Đây là một “suy nghĩ trầm cảm” rất đặc trưng và phổ biến. Và đã có những liệu pháp tâm lí giúp bận phân biệt các “suy nghĩ trầm cảm” và đối mặt rồi vượt qua chúng.

13enhanced-19604-1404847641-31

 

14. Có những điều người ta nói khiến bạn cảm thấy mình đáng bị phê phán. 

Song song với cảm giác tội lỗi là việc, có những người thiếu hiểu biết về trầm cảm sẽ lên án bạn về việc trầm trọng hoá vấn đề của bản thân. Không, đừng nghe người ta phê phán bạn như vậy. Đúng là ngoài kia còn có người đang chết đói. Đúng là còn rất nhiều người đang chết vì chiến tranh, bom đạn. Nhưng trầm cảm cũng có thể giết người, và vì thế, nó cũng là một vấn đề cần được nhìn nhận và đối xử nghiêm túc như bất cứ vấn đề xã hội nào khác. Và bạn không có lỗi gì cả nếu như bạn yêu cầu được quan tâm.

14enhanced-28865-1404922668-13

15. Các giấc mơ của bạn trở nên kì cục

Các nghiên cứu cho biết, khi các bệnh nhân trầm cảm trải qua những giai đoạn bệnh khác nhau, nội dung và chất lượng các giấc mơ của họ cũng dao động rất nhiều.

15anigif_enhanced-13077-1404850150-2

16. Tấm gương trở thành kẻ thù của bạn

Một trong những triệu chứng của trầm cảm là việc bạn đánh giá bản thân cực thấp. Và vì thế, đôi khi tấm gương trở thành kẻ nhắc nhở cho bạn việc bạn chán ghét ngoại hình, hay chính bản thân mình tới mức nào. Khi triệu chứng này trở nên nặng hơn, bạn có thể nên che các tấm gương trong nhà lại.

16anigif_enhanced-12234-1404923578-5

17. Trầm cảm là một trạng thái có tính “logic”

Nghiên cứu cũng cho thấy, người mắc chứng trầm cảm thường có một cái nhìn thực tế hơn đối với thế giới xung quanh, và điều này khiến họ có thói quen cảm thấy suy nghĩ của mình mới thực tế và đúng đắn so với những thứ “màu hồng” xung quanh. Thói quen này sẽ khiến họ muốn ở lại trong trạng thái trầm cảm, giống như nó giúp họ tỉnh táo hơn. Các em bé đang trầm cảm và thấy mình tỉnh táo thân mến, trên thực tế, các liệu pháp tâm lí chuyên môn có thể giúp chỉ ra cho các bé thấy là chứng trầm cảm thật ra lại đã đánh lừa logic của các bé như thế nào :”)

17anigif_enhanced-17792-1404846450-11

18. Bạn sẽ thực sự, một cách hết sức chân thành, tranh luận với người khác về việc, BẠN ĐÁNG GHÉT đến mức độ nào :)))))

“Tao thấy mày rất tuyệt ý.”

“KHÔNG. MÀY CHẢ BIẾT CÁI ĐÉO GÌ CẢ. TAO THẬT RA RẤT ĐÁNG KINH TỞM. CÚT ĐI”

Kiểu thế. =))))))))))

18enhanced-6372-1404846064-9

19. Quay trở lại cuộc sống, hay còn gọi là tái hoà nhập cộng đồng, sau một thời gian bị trầm cảm sẽ khá là khó khăn

Sẽ phải mất một thời gian để bạn lại có thể cảm thấy thoải mái và tự nhiên xung quanh mọi người, thế nên hãy tự cho mình thời gian để làm điều đó. Chẳng có gì phải vội cả.

19anigif_enhanced-6952-1404845857-1

20. Bạn sẽ không thể hoạch định được tương lai của mình nữa

Chứng trầm cảm không chỉ lấy đi cái năng lực hy vọng của bạn, nó còn giết chết tất cả những suy nghĩ tích cực như kiểu, đến một thời điểm mọi thứ sẽ tốt lên. Bạn sẽ mất phương hướng, không phải vì bạn ngu đi, mà vì bạn không còn cảm thấy muốn tin hay hy vọng vào cái gì hay bất cứ ai nữa. Nếu bạn có triệu chứng này, bạn cần tìm đến các liệu pháp tâm lí, mà nhẹ nhàng nhất là một người bạn (hoặc bất cứ ai) bạn thực sự tin tưởng, ngay lập tức.

20enhanced-22584-1404917103-7

21. Bạn không cô đơn. 

Ngày càng có nhiều người trong cộng đồng có nhận thức tốt hơn về chứng trầm cảm. Cũng đã có những cơ sở y tế, các chuyên gia đặc thù cho bệnh này. Tuy người dịch bài này chưa biết bất cứ thông tin nào về những nơi bạn có thể tìm kiếm giúp đỡ tại Việt Nam, nhưng nếu có bất cứ ai biết, hãy chia sẻ nhé. Hãy cùng giúp nhau tạo thành cộng đồng để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn về mặt tâm lí.

21anigif_enhanced-10423-1404924873-6

 

Nhưng thực tế hơn nữa, ngay từ bây giờ, hãy học cách dịu dàng và quan tâm hơn đến những người xung quanh mình, nhất là những người thân thiết. Hãy trao đổi, trò chuyện, chia sẻ nhiều hơn, hãy học cách hiểu nhau nhiều hơn, trước khi gào lên vào mặt nhau và muốn cầm ghế đập vào đầu nhau. Hãy học cách bình tĩnh, tỉnh táo, và tinh tế hơn trước cảm xúc của người khác. Biết đâu bạn đã cứu được một mạng sống. Thâm chí, biết đâu, bạn đã chiếm được một trái tim 🙂

Nick.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s