Vì sao thịt bò lấp lánh 7 sắc cầu vồng?

Note của Nick: Hôm qua bắt gặp một câu hỏi thật thú vị trên facebook của một người bạn, và rồi, một người bạn khác đã trả lời trong phần comment bằng một bài báo mà thú thật là đọc cực kì thú vị, nên quên định share về đây với các bạn. Tiếc là văn hoá ngôn ngữ Việt cảm tưởng không lột tả được hết cái giọng lưỡi hóm hỉnh của tác giả gốc người Mĩ, nhưng cũng có thể coi là một sự cố gắng vậy. 

Đây là cái post của bạn mình:

IMG_7364

Và đây là bài báo có câu trả lời hoàn toàn chính xác cho vấn đề này

Vì sao thịt bò lấp lánh 7 sắc cầu vồng?

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì khẳng định, thịt bò óng ánh là hoàn toàn bình thường!

{source} Dịch bởi: La Phối Lâm

Loài người cuồng cầu vồng như bướm đêm cuồng lửa vậy. Lần tới nếu bạn thấy cầu vồng thấp thoáng đâu đó, hãy thử đếm xem có bao nhiêu người sẽ sẵn sàng dẹp hết công chuyện đang dang dở, kể cả những việc quan trọng, để xúm vào chụp hình đăng Instagram/Facebook nhé. Hãy thử nghĩ, cầu vồng xuất hiện đôi khi chính là thời điểm thích hợp nhất để người ngoài hành tinh tấn công trái đất – vì sẽ chẳng có ai thèm để ý đến cái gì khác.  Tuy nhiên, khi cầu vồng xuất hiện ở những nơi nó không nên xuất hiện thì lại khiến người ta e sợ. Ví dụ như thịt bò!

Đã bao giờ (nếu bạn hay ăn thịt bò) bạn ghê tay ném phăng một gói bò nướng cắt lát (ở Việt Nam sẽ quen thuộc hơn với những lát cắt thịt bò chín ngon lành trong bát phở chẳng hạn – ND) để nhặt lấy một gói khác do thoáng xanh mặt khi nhìn thấy lấp loáng ánh cầu vồng trên miếng thịt? Còn nếu bạn nói không với thịt bò, ắt cũng đã có lần bạn bắt gặp trường hợp như trên, để rồi hồi tưởng lại lý do vì sao mình từ bỏ món này. Trên internet tràn ngập những câu hỏi như “Vì sao bò nướng hảo hạng có màu như cầu vồng?,” hay thậm chí những mối quan ngại hết sức cụ thể kiểu “Bò nướng Subway lấp lánh?” Thế nhưng, mọi người không cần phải xồn xồn chạy đi tra nghĩa của từ “Beef Rainbow” trên trang urbandictionary.com làm gì, vì thực chất, thịt có ánh cầu vồng hoàn toàn vô cùng không có gì bất thường.

Thật đáng buồn khi người ta đi gieo tiếng xấu cho thịt ánh cầu vồng, nhất là lại do các cách tử nhiễu xạ xuất hiện khá hiếm trong tự nhiên.

Cầu vồng trong thịt bò không phải là dấu hiệu hư ôi, hay (nói chơi chút) hiện thân của ma thuật kỳ ảo gì. Có quá nhiều nghi vấn xoay quanh sự trong sạch của thịt bò bảy màu đến nỗi United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) xếp hẳn chủ đề “Bò nướng óng ánh” chung với các câu hỏi như “Thế nào là ‘tự nhiên’?” và “Thịt bò là gì?”. USDA giải thích “Ánh sáng chiếu lên bề mặt thịt bò và phân tách thành nhiều màu giống như cầu vồng.” Hiện tượng này gọi là “cách tử nhiễu xạ,” xuất hiện khi các bước sóng ánh sáng bị bẻ cong hoặc trải dài trên một bề mặt và tạo ra hoa văn. Nó cũng giống như trường hợp ta nhìn thấy bảy sắc cầu vồng trên bề mặt đĩa DVD. Cũng dễ hiểu khi dân chúng lầm tưởng ánh sáng nhiễu xạ là biểu hiện thức ăn ôi hỏng, đó là do màu sắc chính gây ra bởi các cách tử nhiễu xạ trong miếng thịt là màu xanh lá cây! Vì sao nhân vật chính trong quyển sách Green Eggs and Ham của Dr. Seuss bị ám ảnh lớn nhất bởi nỗi sợ phải ăn thịt có màu xanh là có nguyên nhân cả.

Nói tới ham (thịt giăm bông), thịt bò không phải là loại thịt duy nhất phản chiếu bảy sắc cầu vồng. Tuy nhiên, thịt bò nấu chín khi cắt sát vào các thớ cơ thì từng sợi cơ sẽ cùng với độ ẩm trong thịt bò hình thành một bề mặt tuyệt hảo để cầu vồng toả sáng. “Theo tôi,” tiến sĩ Thomas Powell, giám đốc điều hành American Meat Science Association, cho biết, “Lý do cầu vồng thường xuất hiện ở thịt bò là vì những lát cắt bò nướng dễ bắt sáng óng ánh hơn, đặc biệt là phần thịt ở giữa,” cũng như nguyên nhân chỉ ra bởi USDA rằng duy chỉ có thịt bò nướng là đặc biệt nhiều màu sắc.

Thật đáng buồn khi người ta đi gieo tiếng xấu cho thịt ánh cầu vồng, nhất là lại do các cách tử nhiễu xạ xuất hiện khá hiếm trong tự nhiên – tôi nói câu này với tư cách là một người không bao giờ ăn thịt đỏ. Ai cũng có thể nhìn vào bộ lông lục sắc sặc sỡ của loài chim công, hay lớp bỏ bảy màu đùng đục như sữa của họ bào ngư cũng mà trầm trồ ngợi khen chất liệu đa dạng của thiên nhiên. Thế nhưng, chỉ khi đứng dưới ánh sáng từ phạm trù thực phẩm hảo hạng, ta mới nhận ra mảng óng ánh trên miếng thịt bò ngon lành gây ra bởi khoa học cách tử nhiễu xạ tự nhiên kia mang một giá trị thẩm mỹ vô cùng độc đáo mà ít tạo vật nào sánh được, kể cả nào râu giáp xác, nào vỏ động vật tuyệt chủng hàng trăm triệu năm trước. Đó là sắc cầu vồng xứng đáng được đưa lên Instagram như bao sắc cầu vồng khác.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s