Cảm nhận: Katy Perry – Witness (2017)

19029522_10158840214955553_2694654520048127444_n

Nếu để nói về Katy Perry tại thời điểm này, e rằng tôi chỉ có những lời tốt đẹp nhất. Trong suốt 10 năm qua, trong tất cả những nữ ca sĩ nổi lên cùng thời, Katy có lẽ là cô gái mờ nhạt nhất.

Lady Gaga với cá tính bất thường và những trò điên dại, với thứ âm nhạc electro-pop đòi hỏi tính sáng tạo cao và nhiều biến hoá. Lên ngôi nữ hoàng nhanh nhất, nhưng cũng tụt dốc nhanh nhất vì đã hết trò điên để bầy, hoặc đơn giản hơn là hết mẹ người hay để đi copy.

Beyonce với đặc trưng cá tính da màu và dòng nhạc R&B cực kì nhiều cảm xúc. Lên ngôi nữ hoàng một cách từ tốn, và ngày càng giữ vững vị trí tôn nghiêm.

Taylor Swift mềm mại, dịu dàng với country pop và hình ảnh cô công chúa học đường thân thuộc. Thành công chúa nhạc Pop thật. Cuối cùng bị vạch mặt là giả dối.

Rihanna với cá tính lộn xộn, âm nhạc cùng hình ảnh hổ lốn mỗi hôm một kiểu nhưng kiểu nào cũng hấp dẫn, thành lập một lãnh địa riêng và tiếp tục tồn tại dưới dạng lãnh chúa.

Miley Cyrus non nớt, với thứ cá tính và âm nhạc bất ổn của một thứ quả chín ép, nên thối nhanh, lên rất cao mà giờ bị hâm mẹ nó mất rồi.

Thì riêng Katy, từ đầu đến cuối, chỉ nhởn nhơ làm chính mình, không bày trò, không làm màu, không phát điên vì fame, không nổ bom xì căng đan. Nhưng vì thế bị nhạt. Lại còn nhạt hơn khi chọn cho mình cái thứ nhạc pop rất đơn thuần, không pha thêm electro thời thượng, không mix với hip-hop cho bụi bặm, không trộn với jazz cho sang. Từ đầu đến cuối chỉ Pop. Hình ảnh cũng vậy. Dù rất xinh đẹp, nhưng gu lựa chọn trang phục an toàn, không sexy, không cá tính. Từ đầu đến cuối là màu sắc, bánh bèo sặc sỡ, bubble gum kẹo ngọt, cô gái nhà bên. Hoàn toàn không có gì đặc sắc.

Để giải thích cho thành công của Katy cho đến giờ này, có lẽ chỉ có thể lí giải bằng một thứ duy nhất: lý trí. Lớn tuổi và thành công muộn hơn các bạn giống với Lady Gaga, nhưng Katy chọn hướng đi ngược lại với Gaga. Có thể nhận thấy con đường của Katy đầy lí trí. Mọi lựa chọn của cô đều chỉ quy về ba chữ: dễ chấp nhận. Cô chọn lối đi làm hài lòng tất cả mọi người, và vì thế cô thành công. Nhưng cũng vì thế, cô lại không được coi trọng.

Ít ra là tôi đã từng nghĩ như vậy. Thế nên với tôi, Katy luôn là biểu tượng của sự nhạt nhẽo và tầm thường. Ngay cả khi tôi thích đến phát điên ca khúc Teenage Dream và E.T, tôi vẫn coi chúng là dạng “guilty pleasure” chứ không phải thứ âm nhạc tôi thực sự coi trọng.

Cho đến một ngày, tôi nhận ra, dường như có cái gì đó không đúng. Ngày Katy phát hành Chained to the Rhythm tôi đã lắng nghe và suy nghĩ rất nhiều. Đến khi tôi nghe Swish Swish và giờ là cả album Witness, thì những suy nghĩ của tôi dần cô đọng lại. Dường như, con đường của Katy Perry không phải là một con đường lý trí, mà đúng hơn là một con đường trí tuệ. Và cô không chọn đi con đường đó, mà chính nó đã chọn cô. Bởi vì, dường như, khác với một Lady Gaga có tài và khát khao nổi tiếng đến mức sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để đạt được danh vọng – kể cả việc đi ăn cắp chất xám của người khác, khác với một Beyonce với quá nhiều tiềm năng nên được hun đúc từ nhỏ với quyết tâm trở thành nữ hoàng với rất nhiều chiêu trò và mưu mô, khác với một Taylor Swift đầy thiên bẩm và vì thế giống với Lady Gaga, làm mọi thứ để chinh phục thế giới, lại càng khác với Rihanna vốn chỉ là một sản phẩm được làm rất tốt của bộ máy sản xuất ngôi sao hay một Miley được ép chín bằng một cỗ máy sản xuất ngôi sao kiểu khác, Katy Perry chỉ đơn giản là một nghệ sĩ thực thụ. Tất cả những gì cô làm, chỉ đơn giản là thứ cô được sinh ra để làm. Âm nhạc của cô, chỉ đơn giản là thứ nhạc cô có thể viết được và hát được. Hình ảnh của cô, cũng chỉ đơn giản là chính cô. Không màu mè, không chiêu trò, 10 năm qua, thứ duy nhất Katy Perry đã làm, chỉ đơn giản là làm chính bản thân mình, thực hiện cái sứ mệnh mình được sinh ra để làm, mà thôi.

Tại thời điểm mà tôi bắt đầu có suy nghĩ này, tôi đã lần lượt ngồi nghe lại tất cả nhạc của cô. Và thật buồn cười, một suy nghĩ mới mẻ khiến cho rất nhiều thứ khác cũng trở nên thật mới mẻ. Trong tôi xuất hiện những thứ cảm xúc “lần đầu” trước một bài hát bản thân đã nghe hàng trăm lần. Và có một điều tôi nhận ra, khiến cho bản thân mình rất bàng hoàng! Đó là nhạc của Katy Perry không giống một ai cả! Một thứ nhạc Pop dễ viết, dễ hát, rất đơn giản, rất đơn thuần. Nhưng lại chẳng giống một ai cả! Không giống một ai trước đó, chẳng giống một ai sau này. Bạn cũng biết đấy, sáng tạo nghệ thuật là một thứ sáng tạo rất cần nền tảng, giống như là references hoặc người ta hay gọi là inspiration. Chẳng hạn như nhạc của Lady Gaga thì mang âm hưởng của disco những năm 80 (chả copy của mẹ Madonna cả một lố). Chẳng hạn như một album nào đó của Beyonce lấy cảm hứng từ nhạc motown những năm 60, hay một album khác thì chịu ảnh hưởng của thứ R&B Soul những năm 80 của Aretha Franklin. Vân vân và vân vân. Thế nên, mỗi khi bạn lắng nghe một tác phẩm âm nhạc nào đó, bạn thường sẽ rất dễ có cảm giác nó gợi bạn nhớ đến một thứ gì đó khác – nhất là khi bạn nghe nhiều nhạc như tôi 

Nhưng nhạc của Katy Perry chả giống một cái gì cả.

Đâu đó là chút âm hưởng của 80 – chỉ vì đó là thời đại thịnh của nhạc Pop. Đâu đó là một chút Abba năm 70, có vẻ thế. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thì vẫn không thể chỉ mặt, đặt tên. Ngược lại, càng nghe càng thấy nó không thực sự giống một cái gì hết.

Dấu ấn cá nhân của Katy Perry trong âm nhạc của mình lớn và thông suốt đến mức khủng bố!

Thêm một điều nữa mình nhận ra, là âm nhạc của Katy Perry không mang trong mình tính thời đại. Tức là, nó không chịu ảnh hưởng hoặc phản ánh cái gu âm nhạc có tính thời đại tại thời điểm ra đời. Thì ví dụ như, đầu 2000 nhà nhà làm R&B, nên bài nào ra vào thời đó cũng đẫm mùi R&B. Đến cuối 2000 thì electro lên ngôi, nhà nhà bèn chơi electro. Dần dần electro biến tướng thành EDM, thế là ai cũng phải sắm cho mình một ít không acid thì cũng deep house, trap trủng các kiểu. Hay như hai năm trở lại đây thế giới ngộ độc tropical house với chill house đó. Thì Katy Perry không. Vào bất cứ thời điểm nào trong 10 năm qua, dù có bất cứ xu hướng âm nhạc thịnh hành nào, nàng cũng chỉ xài độc có một món duy nhất là cái thứ nhạc Pop của riêng Katy Perry đó thôi. Vô tình, hay hữu ý, âm nhạc của Katy trở thành thứ âm nhạc không có tuổi, cũng không có thời hạn sử dụng. Thử mà xem, ngay bây giờ hãy lôi Teenage Dream ra mà nghe, bạn sẽ không hề có cảm giác nó đã ra đời từ 6 năm trước. Đó chính là một thứ âm nhạc không cũ.

Cái suy nghĩ này khiến tôi hoang mang nhận ra, có lẽ nào, Katy Perry đã sánh ngang với Madonna của tôi, bà hoàng của thứ âm nhạc không tuổi?

Đến đây, thì tôi buộc phải quay trở lại với Witness. Điều gì đã khiến Katy im lặng suốt 4 năm vừa rồi, không ra nhạc mới, kể từ thành công vang dội của Roar? Điều gì đã khiến tôi phải giật mình khi lần đầu nghe Chained to the Rhythm? Và Bon Appetit? Và Swish Swish?

Tôi chợt nhớ đến chuyện của Madonna. Sau những thành công phá đảo thiên hạ của liên tiếp 4 album đầu, mà Like A Prayer năm 1989 chính là đỉnh cao, Madonna chợt im lặng suốt 3 năm đến tận 1992 mới phát hành Erotica, một album bị gọi là sự lật mặt tráo trở của Nữ Hoàng nhạc Pop mới – bởi vì Erotica không giống với bất cứ thứ gì Madonna hát trước đó. Kết quả, nó trở thành album đầu tiên ko được hạng nhất, cũng là album được đánh giá – tại thời điểm đó – là điểm bắt đầu đi xuống của Madonna. Năm đó, Madonna 34 tuổi. Cho đến mãi sau này, khi nhìn lại sự nghiệp của Madonna, lúc này đã được công nhận là một nghệ sĩ thực thụ, người ta mới nhận ra sự vĩ đại của Erotica. Nó chính là một điểm mốc quan trọng, tuyên bố với thế giới năng lực điều khiển sáng tạo cá nhân của một sự nghệ sĩ thực thụ như Madonna – cô hát thứ mình muốn hát và cô hát nó khi cô muốn hát. Erotica cũng chính là phát súng đầu tiên của hành trình sáng tạo “tắc kè hoa” của Madonna, với việc liên tục thử nghiệm những chất liệu âm nhạc mới mẻ và không phổ biến trong mỗi album, biến mỗi album của mình thành một cuộc cách mang trong âm nhạc và biến bản thân mình thành một kẻ tạo mốt (trend-setter).

Năm nay, Katy cũng 34 tuổi, và cô vừa phát hành một album nhạc không giống với bất cứ thứ gì cô từng hát trước đây, sau 4 năm nghỉ hát. Và người ta cũng đang chê cái album này.

Liệu Katy có trở thành một Madonna thứ hai không, chắc phải 20 năm nữa mới biết được. Nhưng cô đã được sinh ra với cái tố chất của một nghệ sĩ thực thụ, rất giống với Madonna. 10 năm nay, cô cũng bình tĩnh, thậm chí, nhàn nhã đi trên con đường của một nghệ sĩ thực thụ, y hệt cái cách Madonna đã làm. Và những thành công cô đã đạt được trong những năm qua, đủ chứng tỏ tố chất của cô có vẻ cũng không kém Madonna ngày xưa là mấy. Thế nên, ngay lúc này đây, tôi có quyền nghi ngờ rằng, với Witness, tôi đang được chứng kiến sự ra đời của một Madonna thế hệ kế tiếp.

Nói riêng về Witness, thật buồn cười, đây là album đầu tiên của Katy tôi có thể nghe trọn vẹn cả album, không cảm thấy cần phải skip bài nào (ngay cả album Teenage Dream vĩ đại cũng có đến mấy bài phải skip). Trong đó, tạm thời khẳng định là Hey Hey Hey và Swish Swish là 2 trong số những ca khúc nhạc pop cực xuất sắc của năm nay, vượt cả Chained to the Rthythm và Bon Appetit dù hai bài này đã là rất được. Apple Music không biết có chép lại thông cáo báo chí không mà viết miêu tả album này rất khá: đầu tiên là việc miêu tả âm nhạc của album này là futuristic pop – một khái niệm âm nhạc vô cùng mông lung vì cũng chả biết so nó với cái gì của quá khứ và đương đại cả, đồng thời còn ngợi khen là album này vừa tân tiến, lại vừa có tính mục đích cao nhất trước giờ của Katy (ở đây ám chỉ là các bài hát có nội dung đời sống, xã hội và tâm lý cao hơn cái thứ âm nhạc chỉ để mua vui trước đây của Katy).

Mới đọc một bài review, trong đó người ta cười nhạo việc Katy hát về chính trị album album này, và cho rằng đó là một chiêu trò yếu ớt của Katy trong việc cứu vãn lại sự lạc quẻ ngày càng rõ ràng của bản thân trong thế giới nhạc Pop. Thật là một suy nghĩ tầm thường của cái thứ người lấy bụng tiểu nhân để đo lòng người khác. Lạc quẻ thì đã sao mà phải lo cứu vãn? Katy chả lẽ còn chưa đủ giàu có và thành công để muốn hát cái đéo gì thì hát mà không phải lo đến chuyện bán album? Ít ra người ta còn đang muốn viết ra một thứ âm nhạc có ý nghĩa, và có suy nghĩ. Còn hơn cái con phê cần nhiều quá bị ngẫn tên Miley tuyên bố là tôi giàu quá rồi tôi không cần bán album nữa tôi cho nhạc của tôi miễn phí cho fan nghe xong ra một cái album như cái cục cứt cho miễn phí người ta còn đánh cho ý 

Chỉ sợ vài năm nữa, chính mấy cái con chê dữ nhất lại là mấy con tự vả vào mồm mình mà ca ngợi Witness là một trong những album nhạc quan trong nhất của những năm 2010s thì bỏ mẹ. Để rồi xem.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s