Emily in Paris season 2: from Nick’s pov

I love “Emily in Paris”! J’adore “Emily in Paris”!

Sau khi “Emily in Paris” (EiP) phát hành season 2 trên Netflix, thì cuối cùng mình cũng có thể thoải mái nói câu này 🙂

Review có tiết lộ nhẹ nội dung, tuy nhiên phim này thì cũng có cái lone gì cần ngạc nhiên đâu mà lo tiết lộ, phải không nào :))))))))))

Mình đã từng khen và tỏ ra yêu thích đối với season 1 của EiP (có thể xem mình review season 1 ở đây, https://www.facebook.com/512095552/posts/10164668744700553/?d=n, nếu bạn chưa xem), tuy nhiên, đối với mình thì season 1 của EiP có lẽ chỉ có thể dừng lại ở một dạng guilty pleasure mà thôi: câu chuyện không có gì mới mẻ, có quá nhiều chi tiết cliché về Pháp, người Pháp, và Paris, thậm chí đến season finalé cũng kết thúc rất lưng chừng trời. Mình xem một mạch hết cả season, cười vô cùng sảng khoái, và rồi hoàn toàn quên bẵng nó, như một món ăn lót dạ rất vừa mồm ở một quán ven đường vào một buổi sáng nào đó, ở một khu vực mà có lẽ mình sẽ không bao giờ có dịp quay lại.

Thế nhưng, season 2 đã thay đổi tất cả. Sau khi đã xem xong trọn vẹn cả season 2, và đã ngồi xem lại được thêm một nửa season 2 thêm một lần nữa, mình cuối cùng cũng đã hiểu cái thiếu sót của season 1, hay cái vấn đề nói chung của cả 2 season của EiP, dẫn đến việc nó bị cả thế giới mang ra chửi rủa tan thương suốt hơn 1 năm nay, là gì. Đó chính là do cách phát hành của Netflix.

Trong một thế giới không có Netflix, thì chắc chắn câu chuyện/kịch bản của cả 2 season của EiP sẽ chỉ thuộc về 1 season duy nhất mà thôi. Như bất cứ một series phim truyền hình truyền thống nào, EiP sẽ được sản xuất khoảng 10-12 tập cho season 1, mỗi tập khoảng 40-45 phút, và ngần đó thời lượng sẽ đủ để “cân” toàn bộ cốt truyện của 2 season mà chúng ta đang có trên Netflix. Câu chuyện sẽ được mở ra với cô gái Emily người Mĩ, chân ướt chân ráo bước sang Paris, nhìn cái gì cũng thấy sai, đụng vào ai cũng thành kẻ địch. Rồi dần dần cô học cách sinh tồn trong cái thế giới mới lạ đó, và rồi một ngày cô chợt nhận ra, kể từ ngày sang Paris, cô đã bắt đầu trở thành một con người khác (một chi tiết ở season 2). Bà sếp mới của cô thì bảo, cô ngày càng giống người Paris hơn. Bả còn khuyến khích cô, nếu cô đằng nào cũng chỉ ở Paris có 1 năm, thì (cái đcm nó – trích nguyên văn lời bà), hãy yêu đi, hãy ra ngoài và phạm lỗi đi, hãy để lại đầy những thảm kịch dưới mỗi bước chân cô bước đi đi – nếu cô chỉ ở Paris có 1 năm, hãy làm đúng những gì cô nên làm ở Paris (một chi tiết khác ở season 2). Và thế là, tất cả những sự ngớ ngẩn, hời hợt, những câu chuyện ngắn ngủn và vô duyên của season 1 bỗng trở nên đầy đủ, tròn trịa, và có ý nghĩa hơn hẳn. Để rồi, cái season finalé của cái season 1 bản truyền thống này sẽ kết thúc với chính cái kết thúc hiện có của season 2 (là gì thì mời bạn tự xem nhé). Tuyệt đẹp! Một câu chuyện đầy đặn, đàng hoàng, trọn vẹn. Nếu nó không đủ hot, thì dừng ở đó cũng đã là tuyệt đẹp với các fan của series. Còn nếu nó đủ hot, thì đó là một cái kết hoàn toàn sẵn sàng cho cả một “vũ trụ Emily”. Và quan trọng hơn cả, người ta không có nhiều thứ để chửi bởi EiP đến như vậy nếu như bộ phim được phát hành theo cách truyền thống như vậy.

Tuy nhiên, Netflix. Yes, Netflix. Lí do để Netflix trở thành Netflix, chính là vì trình độ marketing của Netflix, đương nhiên. Và vì thế, Netflix có một cách làm mới, hoàn toàn khác. Hắn cắt đôi cái bộ phim 1 season đó ra làm 2 season, mỗi season 10 tập, và mỗi tập chỉ khoảng 20-25 phút, như một bộ phim sitcom. Dễ xem và dễ stream hơn, đương nhiên. Và rồi hắn còn ném vào mặt khán giả nguyên một cái season 1 đầy những cốt truyện ngu xuẩn, những chi tiết gây tranh cãi đến mức mày chết-tao sống về cái thành phố nổi tiếng nhất thế giới. Cả nước Pháp nhảy dựng lên chửi EiP season 1. Cả thế giới nhảy vào tranh cãi về EiP season 1. Và đó là tất cả những gì Netflix cần. EiP thực sự trở thành một hiện tượng toàn cầu, một hiện tượng lớn hơn rất nhiều so với tầm vóc của bộ phim nếu như nó đã được phát hành theo phong cách truyền thống kể trên. Thế rồi, khi người ta đã cãi nhau đủ lâu, đủ nhiều, Netflix bèn tung tiếp ra season 2, và cả thế giới chưng hửng.

Chưng hửng số 1: Cả thế giới đã hoàn toàn hiểu nhầm đoàn làm phim khi chửi bới rằng đoàn làm phim không hề hiểu về Paris nói riêng và người Pháp nói chung. Thậm chí, hoàn toàn ngược lại, có vẻ như đoàn làm phim cực kì hiểu, và cực kì yêu mến Paris nói riêng và người Pháp nói chung, và điều này được thể hiện cực kì tốt trong season 2. Sau season 1, nước Pháp tuyên bố, EiP sỉ nhục nước Pháp và Paris. Bọn người Mĩ lúc nào cũng cho mình là đúng và chả hiểu gì về nước Pháp cả! Để rồi, hoá ra, đến season 2 người ta mới nhận ra, giống người và đất nước thực sự bị EiP châm biếm hoá ra lại chính là người Mĩ và nước Mĩ, chứ không hề là Paris và người Pháp. Trong suốt season 2, giá tinh thần và văn hoá Pháp được tôn vinh lên một đỉnh cao mới, và người Pháp được khắc hoạ là những người hùng, với một tư duy vẫn có tính cách mạng cực kì cao (tại sao lại có chữ “vẫn”, đố biết!), một tư duy vô cùng 2022, vô cùng Gen Z. Câu nói, “Hãy coi như đây là cuộc Cách Mạng Pháp!” là một câu chốt vô cùng thú vị vào mặt “bọn Mĩ”.

Chưng hửng 2: Những ai đã khó chịu về việc EiP season 1 hoá ra chỉ là “thêm một bộ phim nữa của bọn Mĩ về một nữ anh hùng người Mĩ đi giải cứu thế giới bằng trí thông minh và tư duy rất Mĩ của mình” thì sẽ thực sự bật ngửa với season 2, nơi mà Emily cuối cùng đã bị lột trần bộ mặt thật là một con đàn bà hoàn toàn ngu xuẩn, vụng về, đụng đâu hỏng đó, làm gì cũng sai, và thay vì giải cứu thế giới thì nó lại tự hại cho bản thân nó thành một mớ hỗn độn thê thảm. Sau cả một năm mang nữ chính của mình ra làm nhân vật trang bìa để quảng bá cho bộ phim bằng những bộ đồ thời trang đỉnh cao, những câu thoại đầy dí dỏm, EiP season 2 bất ngờ nâng việc “dìm nữ chính” lên một tầng cao mới, và việc làm này khiến cho season 2 thú vị và đáng xem hơn rất nhiều season 1. Nhờ việc nữ chính bị dìm xuống, tất cả các nhân vật cùng lúc đó xuất hiện thật hơn, người hơn, và dễ liên hệ hơn rất nhiều đối với khán giả nói chung. EiP lúc này không còn là một câu chuyện cổ tích xem để thủ dâm tinh thần như season 1 nữa, mà nó có nhiều màu sắc của một drama series hay một kiểu reality TV show hơn. Và vì thế, nó dễ xem hơn rất nhiều.

Sylvie bên trái, và Camille bên phải, một người đè chết Emily về tính cách, một người đè chết Emily về thời trang…

Season 2 còn đặc biệt tốt hơn hẳn season 1 về nhân vật phụ. Tuy chỉ bằng những trích đoạn với thời lượng rất ngắn, rất nhiều nhân vật phụ trong phim giờ đã hiện ra rõ ràng hơn về tính cách, câu chuyện cá nhân, và có rất nhiều nhân vật nổi lên cực kì đáng yêu. Đối với mình, riêng trong season 2 này, Sylvie chính là “người hùng của series”. Câu chuyện đã hay, diễn xuất lại tuyệt vời, Sylvie xứng đáng trở thành người đàn bà kiểu mẫu mới mà các cô gái trẻ mơ ước trở thành. Bên cạnh đó, dù những bộ cánh đẹp nhất, bắt mắt nhất vẫn được khoác lên người Emily, nhưng nữ hoàng thời trang thực sự của bộ phim lại là Camille – đến mức chính nữ chính Lily Collins còn từng trả lời phỏng vấn là mình mơ ước có được những đôi bốt của Camille. Nhân vật phụ mình thích nhất season 2 này, không có gì để ngạc nhiên, một chàng trai người Anh, một nhân vật mới, tên là Alfie. Song song với việc dìm hàng nữ chính, việc chia thêm thời gian lên hình cho các nhân vật phụ ở season 2 thực sự đã tạo ra một nguồn năng lượng tốt hơn hẳn cho cả bộ phim.

Thế nên, và thế đấy, thực sự có thể vô cùng dễ dàng nhận ra, cả 2 season của EiP vốn là 1, nhưng đã bị Netflix cắt ra làm đôi. Không có gì sai cả, Netflix thực sự đã rất thành công trong việc biến season 1 của EiP thành một hiện tượng toàn cầu. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho cái kiểu marketing Núi Lửa đó là một khi ngọn lửa đã tắt đi, và đến cả các nham thạch cũng đã nguội đi, thì chẳng còn ai quan tâm đến cái ngọn núi giờ đã phủ đầy tuyết đó nữa. Đó có thể chính là điều đang xảy ra với season 2 của EiP, vốn lại là season hay hơn và đáng xem hơn so với season 1. Nếu có thể, mình khuyên chân thành là các bạn nên binge lại cả season 1 trước khi xem season 2, và xem chúng liên tục cùng nhau, bạn sẽ cảm thấy câu chuyện liền mạch và có ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc xem chúng tách rời nhau.

Enjoy nhé. Nx,

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s